Sự nghiệp Ngozi_Okonjo-Iweala

Ngozi Okonjo-Iweala tại Hội nghị Mùa Xuân 2004 của Quỹ Tiền tệ Quốc tếNhóm Ngân hàng Thế giới.

Sự nghiệp tại Ngân hàng Thế giới

Okonjo-Iweala đã có kinh nghiệm 25 năm làm việc tại Ngân hàng Thế giớiWashington DC với vai trò là chuyên gia kinh tế và phát triển, đã thăng lên chức vụ cao thứ hai là Giám đốc điều hành.[11] Với tư cách là Giám đốc điều hành, bà chịu trách nhiệm giám sát đối với danh mục hoạt động trị giá 81 tỷ đô la của Ngân hàng Thế giới tại Châu Phi, Nam Á, Châu Âu và Trung Á. Okonjo-Iweala dẫn đầu một số sáng kiến của Ngân hàng Thế giới nhằm hỗ trợ các nước có thu nhập thấp trong cuộc khủng hoảng lương thực 2008–2009 và trong cuộc khủng hoảng tài chính sau đó. Năm 2010, bà được bổ nhiệm thành Chủ tịch IDA, tiếp tục công việc của Ngân hàng Thế giới trong việc huy động 49,3 tỷ đô la tài trợ và tín dụng lãi suất thấp cho các nước nghèo nhất trên thế giới.[12] Trong thời gian làm việc tại Ngân hàng Thế giới, bà cũng là thành viên của Ủy ban Hợp tác Phát triển Hiệu quả với Châu Phi do Thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen thành lập và đã chủ trì các cuộc họp từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2008.[13]

Sự nghiệp trong chính phủ

Okonjo-Iweala từng hai lần giữ chức Bộ trưởng Tài chính Nigeria đồng thời là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.[14] Bà là người phụ nữ đầu tiên giữ cả hai chức vụ. Trong nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ Tài chính đầu tiên dưới thời chính quyền của Tổng thống Olusegun Obasanjo, bà đã dẫn đầu các cuộc đàm phán với Paris Club nhằm xóa sạch khoản nợ 30 tỷ USD của Nigeria, trong đó là việc hủy bỏ hoàn toàn khoản nợ 18 tỷ USD.[15] Năm 2003, bà đã dẫn đầu cho các nỗ lực cải thiện quản lý kinh tế vĩ mô của Nigeria trong đó thực hiện quy tắc tài khóa dựa trên giá dầu. Doanh thu tích lũy dựa trên giá dầu chuẩn tham chiếu được để dành vào một tài khoản đặc biệt gọi là "Tài khoản Thô thừa", từ đó giúp giảm bớt sự biến động kinh tế vĩ mô.[16]

Bà cũng tạo ra thông lệ công bố phân bổ tài chính hàng tháng của từng bang từ Chính phủ Liên bang Nigeria trên báo. Hành động này nhằm tăng cường tính minh bạch trong quản trị.[17][18] Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới và IMF đối với Chính phủ Liên bang, bà đã giúp xây dựng một nền tảng quản lý tài chính điện tử — Hệ thống Thông tin và Quản lý Tài chính Tích hợp của Chính phủ (GIFMIS), bao gồm Tài khoản Kho bạc (TSA) và Hệ thống Thông tin Nhân sự và Biên chế Tích hợp (IPPIS), giúp hạn chế tham nhũng trong quá trình này. Vào ngày 31 tháng 12 năm 2014, IPPIS đã loại bỏ 62.893 nhân viên ma khỏi hệ thống và tiết kiệm cho chính phủ khoảng 1,25 tỷ đô la.[19][20]

Okonjo-Iweala cũng giúp Nigeria có được xếp hạng tín dụng quốc gia đầu tiên (của khấu trừ BB) từ Fitch Ratings và Standard & Poor’s vào năm 2006.[10]

Sau nhiệm kỳ đầu tiên nắm cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính, bà đã giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hai tháng vào năm 2006. Bà trở lại Ngân hàng Thế giới với tư cách là Giám đốc điều hành vào tháng 12 năm 2007.[11][21]

Năm 2011, Okonjo-Iweala được Tổng thống Goodluck Jonathan bổ nhiệm lại làm Bộ trưởng Bộ Tài chính Nigeria với vai trò mở rộng là Bộ trưởng Điều phối Kinh tế. Di sản mà bà để lại là việc củng cố hệ thống tài chính công của đất nước và thành tựu kích thích lĩnh vực nhà ở với việc thành lập Công ty cho vay thế chấp (NMRC).[22] Bà cũng thúc đẩy quyền phụ nữ và thanh niên với Chương trình Trẻ em gái và Phụ nữ gia tăng ở Nigeria (GWIN); một hệ thống lập ngân sách bình quyền giới,[23] và chương trình Doanh nghiệp Thanh niên Đổi mới (YouWIN) được đánh giá cao; để hỗ trợ các doanh nhân, qua đó tạo ra hàng nghìn việc làm.[24][25] Là một phần của chính phủ Goodluck Jonathan, bà nhận được những lời đe dọa giết chết và phải chịu đựng lời đe dọa bắt cóc mẹ mình.[26][27]

Chương trình của bà đã được Ngân hàng Thế giới đánh giá là một trong những chương trình hiệu quả nhất trên toàn cầu. Dưới sự lãnh đạo của bà, Cục Thống kê Quốc gia đã thực hiện cuộc điều tra lại Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lần đầu tiên trong vòng 24 năm, chứng kiến Nigeria nổi lên là nền kinh tế lớn nhất ở châu Phi.[28] Bà tỏ ra rất nhiệt tình với chính sách loại bỏ trợ cấp nhiên liệu của chính phủ, một hành động dẫn đến các cuộc biểu tình vào tháng 1 năm 2012.[29] Vào tháng 5 năm 2016, chính quyền mới cuối cùng đã loại bỏ trợ cấp nhiên liệu sau khi nhận thấy rõ ràng rằng nó không bền vững và không hiệu quả.[30]

Ngoài vai trò trong chính phủ của đất nước, Okonjo-Iweala còn phục vụ trong Ủy ban Tăng trưởng (2006–2009) do Giáo sư Michael Spence, người đoạt giải Nobel, dẫn đầu và đó cũng là Ủy ban cấp cao của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Chương trình phát triển sau năm 2015 (2012–2013). Bà cũng đồng chủ trì Đối tác Toàn cầu về Hợp tác Phát triển Hiệu quả.[31] Năm 2012, bà là ứng cử viên Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, tranh cử với Chủ tịch Jim Yong Kim của Đại học Dartmouth; nếu được bầu, bà sẽ trở thành nữ chủ tịch đầu tiên của tổ chức này.[32]

Sự nghiệp tiếp theo

Sau khi rời chính phủ, Okonjo-Iweala là thành viên của Ủy ban Quốc tế về Tài trợ cho Cơ hội Giáo dục Toàn cầu (2015–2016), dưới sự chủ trì của Gordon Brown và Nhóm Người nổi bật về Quản trị Tài chính Toàn cầu, được thành lập bởi các Bộ trưởng Tài chính G20 và Thống đốc Ngân hàng Trung ương (2017–2018).[33] Từ năm 2014, bà là đồng chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Khí hậu Toàn cầu, cùng với Nicholas Stern và Paul Polman.[34] Vào tháng 1 năm 2016, bà được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Gavi.[35]

Okonjo-Iweala là người sáng lập tổ chức nghiên cứu ý kiến bản địa đầu tiên của Nigeria, NOI-Polls.[36] Bà thành lập Trung tâm Nghiên cứu các nền kinh tế châu Phi (C-SEA),[37] một tổ chức nghiên cứu phát triển có trụ sở tại Abuja, và là một quan sát viên xuất sắc tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu và Viện Brookings.[38]

Kể từ năm 2019, Okonjo-Iweala tham gia vào Ủy ban Quốc tế về Giáo dục Tương lai của UNESCO, do Sahle-Work Zewde làm chủ tịch.[39] Cũng kể từ năm 2019, bà phục vụ trong Hội đồng Cấp cao về Lãnh đạo & Quản lý để Phát triển của Đối tác Quản lý Aspen về Y tế (AMP Health).[40] Vào năm 2020, Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế là Kristalina Georgieva đã bổ nhiệm bà vào một nhóm cố vấn vòng ngoài để đóng góp ý kiến về các thách thức của chính sách.[41] Trong năm 2020, bà được Liên minh Châu Phi bổ nhiệm làm đặc phái viên nhằm kêu gọi sự hỗ trợ quốc tế để giúp châu lục này đối phó với tác động kinh tế của đại dịch COVID-19.[42]

Vào tháng 6 năm 2020, Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari đã đề cử Okonjo-Iweala vào vị trí Tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).[43] Bà tiến vào vòng cuối cùng của cuộc bầu cử, cạnh tranh với Yoo Myung-hee.[44] Trước cuộc bỏ phiếu, bà đã nhận được sự ủng hộ của Liên minh Châu Âu cho việc ứng cử của mình.[45] Vào tháng 10 năm 2020, chính phủ Hoa Kỳ cho biết họ sẽ không ủng hộ việc ứng cử của Okonjo-Iweala.[46] WTO ghi trong báo cáo chính thức của họ, cho biết Okonjo-Iweala "rõ ràng đã nhận được sự ủng hộ lớn nhất của các Thành viên trong vòng chung kết; và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các Thành viên từ mọi cấp phát triển, từ mọi vùng địa lý và đã nhận được như thế trong suốt quá trình ứng cử".[47] Vào ngày 5 tháng 2 năm 2021, Yoo Myung-hee tuyên bố rút khỏi cuộc tranh cử, trong "sự tham vấn chặt chẽ với Hoa Kỳ".[48] Theo một tuyên bố từ Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, cho biết “Hoa Kỳ ghi nhận quyết định hôm nay của Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee rút lại ứng cử Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chính quyền Biden-Harris vô cùng vui mừng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với Tiến sĩ Ngozi Okonjo-Iweala trở thành Tổng giám đốc tiếp theo của WTO".[49] Okonjo-Iweala được nhất trí bổ nhiệm làm tổng giám đốc tiếp theo vào ngày 15 tháng 2.[50]

Vào đầu năm 2021, Okonjo-Iweala được bổ nhiệm làm đồng chủ tịch, cùng với Tharman ShanmugaratnamLawrence Summers của Ủy ban độc lập cấp cao (HLIP) về việc tài trợ cho các cộng đồng toàn cầu nhằm chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, vốn đã được G20 thành lập.[51]